Chủ nhật, 13/04/2025 07:18 am
Ủy ban nhân dân phường Bình Hưng Hòa A hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) *****   Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Bình Hưng Hòa A, Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội ******   Người dân TPHCM không xã rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước *****

THÔNG TIN

Công trình từ ý Đảng – lòng dân

ột chiều tháng 4, đi dọc dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, nhìn những hàng cây xanh mát với hệ thống máy tập thể dục ngoài trời, những chung cư khang trang hiện đại, ông Nguyễn Quang Hào (ngụ quận 3) không giấu niềm xúc động: “Chung cư để người dân tái định cư trong chương trình chỉnh trang đô thị, rồi Trường Tiểu học Trương Quyền đã đạt trường chuẩn quốc gia… trước đây đều là hồ rau muống, sình lầy, ao cá”.

Tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đã chạy, sắp tới đây tuyến metro Bến Thành – Tham Lương sẽ khởi công, “đó là những công trình ra đời từ ý Đảng – lòng dân”, ông Hào nhận xét.

50 năm chứng kiến thành phố đổi thay

Ông Nguyễn Quang Hào là một cựu chiến binh, tham gia trong đoàn quân giải phóng và sau đó tiếp tục làm nhiệm vụ tiếp quản Sài Gòn ngày 30-4-1975. Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày đó, ông Hào bảo ông thật may mắn vì vẫn còn khỏe mạnh để chứng kiến sự thay đổi từng ngày của TPHCM.

“Khi chính quyền thành phố có chủ trương đầu tư cải tạo và xây dựng hai tuyến đường ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, lãnh đạo thành phố thường xuyên đi khảo sát nắm tình hình. Lúc đó kênh toàn rau muống, nhà sàn thì lụp xụp, trên dưới đều là tôn mục nát, hầu hết chất thải chảy xuống đây, đen kịt, hôi thối…, người dân sống khổ cực lắm”, ông Hào kể.

Nhà ông nằm trong diện giải tỏa trắng của dự án. Thời điểm thành phố bắt đầu triển khai giải tỏa (năm 1993), có những ý kiến của người dân chưa đồng thuận với phương án đền bù, tái định cư. Năm đó, ông Hào là hộ đầu tiên ký giấy đồng ý giao nhà.

“Tôi nghĩ mình là người lính Cụ Hồ, ở chiến trường còn không sợ chết thì việc này tôi không ngần ngại”, ông bày tỏ. Theo ông Hào, qua kết quả cụ thể của công trình kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, có thể thấy quyết tâm của lãnh đạo thành phố có động lực từ chính sự hợp sức, đồng hành và tin yêu của người dân thành phố.

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nhìn từ trên cao. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Hơn 1 tuần qua, người dân sống ở chung cư 43 Hồ Văn Huê (phường 9, quận Phú Nhuận) và những con hẻm gần đó rất phấn khởi khi ngày ngày có thể đưa con nhỏ đến vui chơi, tập thể dục tại công trình khu vui chơi thiếu nhi, thể dục thể thao cộng đồng ngay tại chung cư.

Bà Trần Thị Mỹ Hạnh (ngụ khu phố 9, phường 9) chia sẻ: “Công viên được chỉnh trang lại với nhiều cây xanh để lấy bóng mát, lắp đặt dụng cụ thể dục thể thao, khu vui chơi cho thiếu nhi là điều rất thiết thực với người dân. Giờ đây, người dân có thể ra đây để hóng mát, vui chơi, lại thêm gắn kết tình làng nghĩa xóm”. Theo ông

Trần Thanh Hà, Trưởng Khu phố 7 (phường 9), công trình có tổng diện tích gần 950m2, được Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 9 phối hợp Chi bộ Khu phố 7 cùng thực hiện, với kinh phí gần 200 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa. Ông Hà cho biết, thấy được lợi ích thiết thực của công trình nên nhiều người dân và các đơn vị đã chung sức đóng góp để thực hiện.

Sợi chỉ đỏ nhiệm màu

Thời gian qua, tại TPHCM, rất nhiều công trình từ các khu phố đến cấp quận huyện, thành phố đã được triển khai thực hiện từ sự chung sức, đồng lòng của người dân. Trong đó, nhiều công trình mang tầm vóc lớn, thay đổi diện mạo của thành phố, như công trình kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã có tác động sâu rộng đến hàng chục ngàn hộ dân sống trên và ven kênh. Sau hàng chục năm cải tạo, xử lý môi trường, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè như khoác lên mình “chiếc áo” mới.

Theo đồng chí Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM, để có được công trình Nhiêu Lộc – Thị Nghè, thành phố đã huy động nhiều nguồn lực, trong đó có nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới đến 450 triệu USD. Tuy nhiên, phần đóng góp có ý nghĩa quan trọng của công trình là sự đồng thuận của người dân. Để thực hiện công trình, phải di dời đến hơn 7.000 căn hộ, với 50.000 người dân.

Nút giao thông An Phú (TP Thủ Đức, TPHCM) được đầu tư đồng bộ. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Ý Đảng đến lòng dân đồng thuận đã trở thành sợi chỉ liên kết xuyên suốt nhiều công trình trọng điểm tại TPHCM trong 50 năm qua. Sau 17 năm chờ đợi, Dự án Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã khánh thành trong sự mong đợi và hài lòng của người dân về một công trình giao thông hiện đại đầu tiên của thành phố.

Đây là công trình được triển khai với bao khó khăn, nhưng với quyết tâm cao độ, TPHCM đã hoàn thành. Đây cũng là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TPHCM, nối trung tâm thành phố với khu vực cửa ngõ phía Đông. TPHCM đặt ra mục tiêu đến năm 2035 xây dựng hoàn chỉnh 7 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài khoảng 355km, đảm bảo vận tải hành khách công cộng đạt 40%-50% nhu cầu đi lại của người dân.

Hơn 20 năm qua, hàng loạt con hẻm nhỏ xíu, ngoằn ngoèo và ngập nước tại TPHCM đã trở nên khang trang, sạch sẽ nhờ hàng trăm ngàn hộ dân hiến hơn 5,4 triệu mét vuông đất để mở rộng đường, hẻm. Đây là con số biết nói minh chứng rõ nét cho ý Đảng – lòng dân trong câu chuyện chỉnh trang đô thị của thành phố mang tên Bác.

Không chỉ vậy, sợi chỉ đỏ kết nối ý Đảng – lòng dân đã và đang được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TPHCM triển khai thực hiện trong rất nhiều công trình trọng điểm của TPHCM sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, như rạch Xuyên Tâm, đường Vành đai 2, 3…

Tin khác