Thứ 7, 21/09/2024 09:34 am
Nhiệt liệt chào mừng 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024) *****   Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Bình Hưng Hòa A, Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội ******   Người dân TPHCM không xã rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước *****

CHUYÊN ĐỀ BẢN TIN PHƯỜNG

CÁC CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP CHO HỌC VIÊN CAO HỌC, NGHIÊN CỨU SINH LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016- 2020.

Căn cứ Quyết định số 6441/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án “Chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học viên cao học, nghiên cứu sinh là người dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2020”.

1.1. Đối tựợng thụ hưởng: Học viên cao học và nghiên cứu sinh là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, riêng đối với Học viên cao học và nghiên cứu sinh là người dân tộc Hoa thì thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (có mã số theo chuẩn nghèo của Thành phố) đang học tại các viện nghiên cứu, học viện và các trường đại học trong cả nước (bao gồm trường công lập và ngoài công lập) có chức năng đào tạo sau đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2. Mức hỗ trợ: 60% mức lương cơ sở (hỗ trợ 10 tháng/năm).

1.3. Thời gian áp dụng: Từ ngày 1/1/2017

1.4. Hồ sơ và thủ tục:

+ Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập của học viên cao học, nghiên cứu sinh và có xác nhận của Ban giám hiệu cơ sở giáo dục Đại học (mẫu đơn số 1).

Riêng đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh là dân tộc Hoa phải có xác nhận mã số hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016-2020 của Ủy ban nhân dân phường – xã– thị trấn (mẫu đơn số 2).

+ Hộ khẩu thường trú (có chứng thực).

+ Biên lai thu học phí của 2 học kỳ gần nhất.

1.5. Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 01/9 đến ngày 30/9 hằng năm.

1.6. Nơi tiếp nhận hồ sơ và thực hiện chi trực tiếp: ………………………………… (Phòng Chính sách – Ban Dân tộc Thành phố).

2. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC DIỆN HỘ NGHÈO VÀ HỘ CẬN NGHÈO THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2014-2020 ĐANG HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC.

Căn cứ Công văn số 5055/UBND-VX ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2014-2015 đang học tại các cơ sở giáo dục đại học;

2.1. Đối tượng thụ hưởng: sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2014-2020 đang học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Không áp dụng đối với sinh viên: Cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học; sinh viên các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối quốc phòng, an ninh.

2.2. Mức hỗ trợ: 60% mức lương cơ sở (hỗ trợ 10 tháng/năm).

2.3. Hồ sơ và thủ tục:

– Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập của sinh viên, có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường – xã – thị trấn về hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo thành phố, và có xác nhận của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục Đại học. (mẫu đơn theo phụ lục I).

– Giấy khai sinh (bản sao);

Lưu ý: Khi nhận chi phí hỗ trợ theo chính sách từ lần thứ 2 trở về sau, sinh viên bổ sung:

+ Biên lai học phí từng năm học hoặc học kỳ (bản sao có chứng thực ); trường hợp sinh viên được miễn học phí thì nộp Giấy xác nhận đang theo học do Hiệu trưởng cơ cở giáo dục đại học cấp.

2.4. Thời gian áp dụng: giai đoạn 2014-2020

2.5. Đơn vị thực hiện: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận/huyện.

3. CHÍNH SÁCH MIỄN HỌC PHÍ ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC CHĂM VÀ KHMER TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TỪ NĂM HỌC 2013-2014 ĐẾN NĂM HỌC 2019-2020.

Căn cứ công văn số 6511/UBND-VX ngày 9 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về miễn học phí đối với học sinh dân tộc Chăm và Khmer trên địa bàn thành phố.

3.1. Đối tượng thụ hưởng:

Học sinh là người dân tộc Chăm và Khmer trên địa bàn thành phố đang học tại các cơ sở giáo dục công lập (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, Trường chuyên biệt).

Cơ sở xác định học sinh là người dân tộc Chăm và Khmer dựa trên giấy khai sinh (hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy Chứng minh nhân dân) của học sinh theo hướng dẫn tại Công văn số 1446/VPCP-ĐP ngày 20 tháng 3 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về xác nhận thành phần dân tộc.

3.2. Hồ sơ và thủ tục:

– Đơn đề nghị miễn học phí (mẫu đơn theo phụ lục 1)

– Giấy khai sinh (hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy Chứng minh nhân dân)

3.3. Thời gian áp dụng: năm học 2013-2014 đến năm học 2019-2020

3.4. Đơn vị thực hiện:

– Tại các trường Mầm non; Trung học cơ sở và Trung học phổ thông; Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, Trường chuyên biệt trên địa bàn Thành phố.

– Đối với các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ngoài công lập thì học sinh hoặc cha mẹ (hoặc người giám hộ) gửi các thủ tục như trên đến Phòng Giáo dục và Đào tạo quận-huyện (nếu trường thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo quận-huyện quản lý) hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu trường thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo quản lý). Phòng Giáo dục và Đào tạo quận-huyện hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ chi trả trực tiếp cho cha mẹ hoặc học sinh thuộc đối tượng được miễn học phí.

4. CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016-2020.

Căn cứ Quyết định số 3819/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020

4.1. Hình thức đào tạo:

– Dạy nghề tập trung cho người dân tộc thiểu số tại các cơ sở dạy nghề.

– Dạy nghề kèm cặp trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo.

4.2. Đối tượng hỗ trợ

Người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động, chưa qua đào tạo nghề nhưng có nhu cầu học nghề, có hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.

4.3. Mức hỗ trợ

Học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng) được Nhà nước hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2105 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.

4.4. Thời gian áp dụng: giai đoạn 2016-2020

4.5. Đơn vị thực hiện: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận/huyện.

5. CHÍNH SÁCH ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO TỔNG HỢP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016-2020.

Căn cứ Quyết định số 6742/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020.

5.1. Đối tượng thụ hưởng: Người dân tộc thiểu số; Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (có mã số hộ); Thân nhân của người có công với cách mạng gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; Người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

5.2. Nội dung và mức hỗ trợ:

a. Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết:

– Đào tạo nghề: theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2105 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng;

– Đào tạo ngoại ngữ: theo mức cụ thể từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;

– Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;

– Tiền ăn trong thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày;

– Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo từ 15km trở lên là 200.000đ/người/khóa học.

b. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài gồm:

– Lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định tại Thông tư số 157/2015/TT-BTC ngày 08 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam;

– Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp;

– Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành cùa nước tiếp nhận lao động;

– Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.

c. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài:

– Hỗ trợ cho thân nhân của người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Mức hỗ trợ 10.000.000 đồng/trường hợp;

– Trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời hạn. Mức hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng/trường hợp;

– Hỗ trợ cho một số trường hợp rủi ro khách quan khác do Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản lý nhưng không quá 5.000.000 đồng/trường hợp.

d. Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

– Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trường hợp mức vay trên 50 triệu đồng, người lao động phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

5.3. Thời gian áp dụng: giai đoạn 2016-2020.

5.4. Đơn vị thực hiện: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận/huyện.

Tin khác